Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh?

Vì sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao mà lại khan hiếm nên thường bị giả mạo. Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh? Làm thế nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật và sâm Ngọc Linh giả? Hãy cùng Ginggem theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả nhé!

Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh?

Đặc Điểm Cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một loại cây thuộc họ cam tùng thuộc loại thân thảo, có màu tím hoặc xanh lục. Sâm được tìm thấy ở núi Ngọc Linh Việt Nam mọc ở độ cao từ 1.200 đến 2.600m dưới tán rừng. Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loại thảo dược quý hiếm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia, Sâm Ngọc Linh là một loại thảo dược chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất đa dạng có giá trị kinh tế rất cao. Chính vì vậy mà sâm Ngọc Linh bị làm giả rất nhiều, vậy loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh?

Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh? 

Nếu bạn đang thắc mắc loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh thì câu trả lời đó chính là Tam Thất hoang. Tam Thất hoang là cây thảo thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu… Đây là những nơi có nhiều Tam Thất mọc. Trong cây Tam Thất, rễ là bộ phận thường được dùng để làm giả sâm Ngọc Linh.

Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh?

Xem thêm: Sâm ngọc linh và sâm hàn quốc có giống nhau không?

7 cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả

Khi đã biết nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh, chúng ta sẽ tìm điểm khác biệt để phân biệt chúng. Củ sâm Ngọc Linh và củ Tam Thất hoang có hình thức bên ngoài rất giống nhau. Đa số khách hàng nếu không có kinh nghiệm và kiến ​​thức chuyên sâu về sâm Ngọc Linh sẽ rất khó phân biệt được hai loại cây dược liệu này. Ta sẽ phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua những cách dưới đây:

Về mùi vị

Nếu là sâm Ngọc Linh thật thì sẽ đắng và có mùi nồng đặc trưng của sâm. Càng nhai lâu thì dần sẽ cảm thấy có vị ngọt thanh ở cổ. Còn nếu là Tam Thất thì sẽ thấy sồn sột và có nhiều chất xơ. Nó không có vị đắng mà thay vào đó là vị ngái, nóng rát ở cổ họng, một số người khi ăn trúng củ Tam Thất còn cảm thấy bồn chồn, khát nước mà thèm đồ ngọt.

Về hình dáng bên ngoài

Vỏ bên ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh sẫm. Khi cắt lát sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Còn với Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

Về lá

Lá sâm Ngọc Linh nhỏ, có hình dáng gần giống cây ngũ gia bì nhưng mỏng và mềm hơn. Lá có răng cưa rất nhỏ và đều. Tam Thất thì lại có lá to, mập, lá có răng cưa sâu, màu xanh đen là dày.

Về cành sâm

Sâm Ngọc Linh thật có cành rất nhỏ vươn cao, rất cứng, khi bẻ thì cành rất khó đứt. Còn với sâm Ngọc Linh giả bằng củ Tam Thất hoang lại có cành to, mềm và rất dễ bẻ gãy.

Khi cầm trên tay

Khi cầm sâm Ngọc Linh thật trên tay thì cảm giác rất chắc tay, tuy củ bé nhưng rất nặng. Với sâm Ngọc Linh giả thì cầm nhẹ tay, cảm giác như cầm khúc gỗ xốp, tuy to nhưng cân lên lại rất nhẹ.

Về điểm thắt

Sâm Ngọc Linh nhiều năm tuổi sẽ có điểm thắt không đều, nhìn củ ốm và thân sần sùi. Sâm Ngọc Linh giả thì thân bằng nhau, thường không có điểm thắt, nhìn củ màu mỡ nhẵn nhụi.

Phân biệt qua mùi đất

​Vì sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên luôn có mùi nồng nồng của đất mùn của núi đá. Còn sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên có thể kiểm tra bằng cách cạy được đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

Loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh?

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã giải mã được thắc mắc loại nào được dùng để giả mạo sâm Ngọc Linh. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sâm Ngọc Linh chất lượng, uy tín và chính hãng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. 

Liên hệ Ginggem

Fanpage: https://www.facebook.com/Ginggem.SamNgocLinh/

Email: Ginggem01@gmail.com

SĐT: 0941.22.44.66

Địa chỉ: 38 Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM



source https://ginggem.com/loai-nao-duoc-dung-de-gia-mao-sam-ngoc-linh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngủ không được là bệnh gì và giải đáp thắc mắc

Suy nhược cơ thể là gì? Khắc phục suy nhược cơ thể để tận hưởng cuộc sống thêm trọn vẹn

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em và các biện pháp phòng ngừa